MÔ TẢ SẢN PHẨM
Thi công:
1. Chuẩn bị bề mặt: Chuẩn bị bề mặt cẩn thận là điều cần thiết để có kết quả tối ưu và bền vững.
- Bề mặt cần phải sạch, khô và vững chãi, không nhiễm bụi bẩn có thể gây tác động xấu đến độ bám dính của màng.
- Độ ẩm tối đa không được vượt quá 5%.
- Cường độ nén bề mặt tối thiểu 25Mpa, cường độ bám dính tối thiểu 1,5 Mpa. Kết cấu bê tông mới cần phải khô ít nhất 28 ngày.
- Lớp phủ cũ, bụi bẩn, chất béo, dầu, chất hữu cơ và bụi phải được loại bỏ bằng máy mài. Bề mặt thô ráp phải được làm liền lạc. Bất kỳ chất bong tróc và bụi mài phải loại bỏ triệt để.
- Cảnh báo: không nên rửa bằng nước
2. Lớp lót: Quét 1 lớp ST 20 gốc Polyurethane hoặc ST13 Aquaprime cho các bề mặt như bê tông, gạch, kim loại, bitum…
3. Màng chống thấm
Khuấy đều trước khi dùng. Đổ ST27 trên bề mặt sơn lót hoặc bề mặt đã chuẩn bị sẵn và dùng con lăn hoặc cọ quét cho đến khi phủ đều hoàn toàn bề mặt. Đợi khô sau 12 – 18 giờ (không quá 48 giờ). Thi công tiếp lớp ST27 thứ 2 cho toàn bộ bề mặt khu vực chống thấm.
Nếu bề mặt ST27 được hoàn thiện bằng gạch, rắc kín bề mặt với cát silica (cỡ 0,4 – 0,8) khi lớp ST27 cuối cùng còn ướt, giúp kết dính với các lớp gạch sau này.
Có thể gia cố lưới/vải/sợi gia cường tại khu vực rủi ro cao, như phần nối tường-sàn, góc vuông, ống khói, ống dẫn, ống máng (ống xiphông)… Để thực hiện, đặt trên lớp Thời hạn sử dụng là 6 tháng kể từ ngày sản xuất trong điều kiện bảo quản thích hợp
Chú ý:
- Không thi công ST27 với độ dày 0,7 mm (màng khô) cho mỗi lớp. Để có kết quả tốt nhất, nhiệt độ trong quá trình sử dụng và sửa chữa nên ở khoảng 5 độ C và 35 độ C. Nhiệt độ thấp làm chậm quá trình đóng rắn trong khi đó nhiệt độ cao làm tăng tốc độ đóng rắn. Độ ẩm cao có thể ảnh hưởng đến kết quả hoàn thành. Chúng tôi đề nghị gia cố thêm 1 lớp lưới cho toàn bộ bề mặt khu vực chống thấm, chồng mí 5 – 10 cm.
- ST27 dễ bị trơn khi ướt. Để tránh trơn trượt, lau khô hoặc làm ướt để có một bề mặt chống trượt.