Chống thấm chân tường là một công đoạn không thể thiếu trong quá trình xây dựng công trình. Việc chống thấm chân tường hiệu quả nhằm tăng tuổi thọ cho mỗi công trình. Chân tường bị thấm khiến ngôi nhà của bạn thiếu an toàn, không bảo đảm vệ sinh, ảnh hưởng đến cuộc sống của từng cá nhân trong gia đình. Cùng Chống Thấm Thư Vũ tham khảo bài viết này để biết cách xử lý chống thấm chân tường đạt hiệu quả tối đa nhé!
Nguyên nhân khiến cho chân tường nhà bị thấm?
Có nhiều nguyên nhân khiến cho chân tường nhà bị thấm. Trong đó, một số nguyên nhân quan trọng gồm có:
- Bị ảnh hưởng do vật liệu xây dựng gốc: Vật liệu xây dựng bằng vữa xi măng hay gạch có khả năng hút nước lớn qua một thời gian sử dụng, nước dễ ngấm vào vật liệu. Một phần nước được thấm theo mạch lan trên tường. Phần còn lại sẽ bị chảy và thấm vào chân tường. Hiện tượng thấm chân tường khi bị ảnh hưởng chỉ xảy ra ở một số vị trí có độ ẩm cao hoặc sử dụng nhiều nguồn nước như trong nhà bếp, toilet, hồ cá.
- Khi xây dựng, lượng xi măng cần để thi công không đủ: Do quá trình thi công có kỹ thuật thi công không đạt, điều này dẫn đến trong chân tường bức tường hình thành nhiều lỗ nhỏ, tạo thuận lợi cho nước thấm vào chân tường.
- Không áp dụng các phương pháp chống thấm như thiết kế: Nhiều chủ nhà thích tiết kiệm kinh phí và bỏ qua quá trình thi công chống thấm. Hoặc việc thi công chống thấm không hiệu quả, không đạt kỹ thuật. .. đó có thể là nguyên nhân khiến tường và chân tường thấm nước.
Khi hiểu được cách thiết kế chống thấm chân tường, chúng ta sẽ thấy có khá nhiều phương pháp chống thấm khác nhau. Dưới đây là các phương pháp chống thấm được nhiều người quan tâm và áp dụng nhất hiện nay. Chống Thấm Thư Vũ sẽ khái quát sơ lược về mỗi cách chống thấm nhằm giúp các bạn có cái nhìn chi tiết hơn để nhanh chóng đưa ra quyết định cách chống thấm chân tường phù hợp nhất cho ngôi nhà của mình.
Cách chống thấm chân tường truyền thống
Ốp gạch hay ốp đá có thể làm đẹp và chống thấm cho chân tường
Đây là cách chống thấm chân tường sân thượng hoặc tường nhà đơn giản nhất. Ưu điểm vượt trội là thi công nhanh chóng. Chỉ cần trộn vữa xi măng và ốp đá lên chân tường.
Ốp gạch hay ốp đá theo cách xử lý chống thấm chân tường được cho là phương pháp chống thấm có tác dụng trang trí. Tuy nhiên, một số chuyên gia trong xây dựng đánh giá đây là cách chống thấm sai. Vì tường sẽ bị hẹp ở độ chênh giữa phần chân tường được ốp đá và phần không được ốp đá phía trên. Điều này sẽ tạo điều kiện cho hơi ẩm bị đọng lại và có thể gây ra hiện tượng thấm ngược lên trên khiến tường chóng hư hỏng hơn.
Sử dụng giấy dán tường để chống thấm
Đây là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng. Cách này tiết kiệm khá nhiều kinh phí, làm dễ dàng lại không tốn nhiều công. Tuy nhiên, đây là phương pháp chống thấm chân tương không có hiệu quả bền vững.
Khoảng một tháng sau khi dán giấy dán tường, keo dán sẽ bị nứt ra bởi tác dụng của hơi nước. Thậm chí, tường và giấy dán còn có thể bị nấm mốc hoặc mọc rong rêu. Cách này chỉ nên áp dụng khi bạn đang thiết kế cho những khu nhà trọ ở ngắn ngày.
Đục chân tường đổ vữa rồi tạo dầm cách ẩm
Dầm cách ẩm được tạo nên bằng cách đục hay múc vữa tự đổ vào chân tường.
Dầm cách ẩm có tác dụng chống thấm cao hơn gạch đá hay giấy dán tường. Nhưng bạn cũng nên hạn chế của phương pháp này để tránh gây ra hiện tượng lún gãy chân tường. Theo thời gian, nó có thể gây ảnh hưởng lên kết cấu của toàn toà nhà.
Chống thấm chân tường bằng xi măng/vữa trát xi măng
Với cách chống thấm này, người thợ cần đục một lớp vữa sát chân tường (khoảng từ 0.5 m đến 1 m) . Tiếp theo sẽ phun một lớp chất chống thấm có gốc xi măng, rồi tô lại với vữa có thêm phụ gia chống thấm.
Phương pháp chống thấm này không đem lại hiệu quả tức thì. Kỹ thuật lọc nước không kỹ cũng có thể gây ra hiện tượng thấm ngược.
Chống thấm chân tường nhờ hợp chất chống thấm Water Seal DPC.
Đây là hợp chất chống thấm có dạng tinh thể rắn. Thuộc nhóm chất chống thấm chân tường nhà. Các chất hoá học trong Water Seal DPC sẽ thấm nhanh vào gạch, tường. .. đồng thời tạo ra gel bịt đầy những lỗ thủng xuất hiện trong quá trình thi công với vữa xi măng và phản ứng silicon. Việc “vá” lại lỗ trống có tác dụng cách ẩm và ngăn ngừa không khí trong hệ thống tường thấm xuống chân tường.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về các phương pháp chống thấm chân tường hiệu quả. Nếu cảm thấy bài viết hữu ích thì hãy theo dõi website chongthamthuvu.com.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin khác nữa nhé!